Muốn tìm hiểu sâu hơn về phóng sự
chân dung trên truyền hình, trước hết chúng ta phải hiểu và nắm được khái niệm
cơ bản của phóng sự truyền hình.
Phóng sự truyền hình là một câu chuyện bằng hình ảnh, phản ánh sự thật khách quan thông qua
chủ quan của tác giả từ cách chọn chi tiết, cỡ cảnh, góc máy, động tác máy,dựng
phim, lời bình.
Trong những khái niệm khác: phóng sự là thể loại báo chí phản ánh sự
kiện, nhân vật bằng phương pháp miêu tả, tự thuật;
Phóng sự truyền hình là câu chuyện thật được kể lại bằng hình ảnh và âm
thanh.
Đối tượng phản ánh của phóng sự chân dung là con người, những cá nhân, tập thể tiêu biểu,
điển hình tốt hoặc xấu về một mặt, một vấn đề, một hành động, một phẩm chất,
tính cách nào đó có ý nghĩa giáo dục, nêu gương, cảnh báo với xã hội.
Có thể nói yếu tố quan trọng nhất
của phóng sự chân dung chính là nhân vật. Nhân vật chính là người dẫn dắt câu chuyện trong phóng
sự. Một phóng sự hấp dẫn là khi có nhân vật, có người thật tham gia. Hình ảnh
nhân vật luôn xuất hiện đầu, giữa và cuối tác phẩm. Khi phát hiện ra một đề tài
phóng sự người phóng viên cũng cần lựa chọn tìm nhân vật trong phóng sự của
mình là ai? Đây sẽ là điểm quan trọng để khởi đầu và kết thúc phóng sự, để
phóng viên kể câu chuyện mình định kể với khán giả.
Khi làm Phóng sự chân dung, phóng viên cần đi sâu tìm hiểu về con người mình lựa chọn để phản ánh. Họ phải là những người gắn liền với những sự việc, hành động cụ thể, có thật. Những phẩm chất của họ
được bộc lộ qua suy nghĩ, việc làm. Phóng sự chân dung thường sử dụng phương pháp đặc tả để khắc hoạ tính cách, nội tâm, tình cảm của nhân vật.
Người làm Phóng sự phải lựa chọn những đặc điểm, hành động, việc làm tiêu biểu, mới lạ, gây ấn tượng của họ để miêu tả. Việc đánh giá, bình luận của tác giả Phóng sự là rất cần thiết, nhằm làm sáng tỏ động cơ, nguồn gốc dẫn đến những
phẩm chất của họ. Phương pháp tốt nhất
là phóng viên sử dụng phương pháp khách quan hoá thông tin bằng cách để những người thân, bạn bè động nghiệp phát biểu về họ và để nhân vật tự bộc lộ. Trong phóng sự chân dung cần có sự thể hiện sinh động, nhưng không được sử dụng thủ pháp nhân cách hoá, điển hình hoá, hư cấu hình tượng nhân vật. Khi thực hiện Phóng sự chân dung, tác giả phóng sự có thể dàn cảnh trên cơ sở của sự thật và đặc biệt
phải tôn trong sự thật.
Nếu người phóng
viên, biên tập không có tư duy hình ảnh và nội dung sáng tạo, thì phóng sự chân
dung luôn rập theo một khuôn mẫu kiểu ngợi ca người tốt việc tốt, nhân vật điển
hình, và khiến người đọc có cảm giác
rằng phóng viên chỉ ngồi nghe “chính chủ” chính kể chuyện rồi biên tập lại,
phóng tác thêm và lồng cảm xúc của bản thân. Đối với các phóng sự chân dung do ê-kíp
của V.U.A thực hiện, người biên tập sẽ luôn phải tiếp xúc và am hiểu nhân vật,
hiểu thế mạnh và những nét nổi bật trong cuộc đời họ để đưa vào bộ phóng sự
những chi tiết đắt giá nhất, quay phim sẽ nắm bắt tinh thần đó để có những cảnh
quay phù hợp.
Thực tế, phóng sự chân dung trên truyền hình thu hút
được khán giả là một kỹ năng khó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự chú ý tới từng
chi tiết nhỏ. Nếu thời gian có hạn thì khó có thể sản xuất được các bài phóng sự
chân dung xuất sắc. Khi có nhiều thời gian, phóng viên có thể thu thập được nhiều
thông tin từ các nguồn khác nhau và dựng nên một bức tranh về tính cách và cuộc
sống của nhân vật hay hơn rất nhiều so với một bài phải viết dưới sức ép về thời
gian.
Những thao tác quan trọng trong quá trình sản xuất
phóng sự chân dung trên truyền hình:
- Tìm nhân vật. Nhân vật được lựa
chọn là những người tài năng và có thành tựu nổi bật trong cuộc sống và sự nghiệp,
được nhiều người ngưỡng mộ và khâm phục.
- Đặc biệt tránh biến phóng sự thành sự liệt kê một chuỗi các sự kiện trong đời của
nhân vật theo trình tự thời gian vì điều này sẽ làm khán giả mau chán. Việc này đặc biệt khó khi thời gian sản
xuất có hạn và đòi hỏi sự sáng tạo của đội ngũ sản xuất.
- Luôn công bằng.
Các yếu tố báo chí như tính chính xác, cân bằng và đạo đức nghề nghiệp rất quan
trọng khi thực hiện bài phóng sự chân dung.
- Người biên tập
phải luôn tự đặt cho mình những câu hỏi “Mình đã từng gặp ai là con người hoàn
hảo chưa?” và “Mỗi con người đều có mặt tốt và xấu phải không?” Từ đó có những
hướng khai thác thú vị và hiệu quả.
Một số lưu ý mà đội ngủ sản
xuất rút ra được trong quá trình sản xuất các phóng sự chân dung:
- Phải quyết định một cách kỹ lưỡng xem phóng sự mình
thực hiện được phát sóng vào thời gian nào, có phải chương trình đặc biệt không
hoặc hai nhân vật trong cùng một số có sự liên kết với nhau không để khâu là kịch
bản sẽ khai thác kĩ hơn. Đối với chương trình Muôn màu cuộc sống trên kênh VOV
do ê-kíp của V.U.A sản xuất, thường một phóng sự dài 20 phút sẽ có hai nhân vật
chính, trong đó thơ ca hoặc cuộc đời họ sẽ có một điểm nổi bật liên quan đến
nhau. Ví dụ như họ đều là những tác giả có nhiều bài thơ về quê hương, đất nước
hay thơ kháng chiến, tình đồng đội ….
- Xem tất cả các bài tư liệ về nhân vật, đọc càng nhiều
càng tốt và ghi chép kỹ lưỡng. Thường các nhân vật trong phóng sự của V.U.A, hầu
hết là những người có thành tự nổi bật như là các tác giả có nhiều sáng tác thơ
ca được in sách, trao giải thưởng hoặc những doanh nhân, doanh nghiệp uy tín. Họ
có rất nhiều tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của mình, khi họ cung cấp được
nhiều tài liệu thì những thước phim về họ sẽ thêm sâu sắc hơn.
- Đọc các ấn phẩm khác viết về nhân vật này. Đối với những người
có thành tựu trong sự nghiệp, chắc chắn họ đã được nhiều cơ quan báo chí biết đến
và đăng tải thông tin, khai thác qua khía cạnh này cũng là một góc nhìn chuyên
nghiệp để có thêm nhiều thông tin và gợi mở những khía cạnh độc đáo của nhân vật.
- Luôn thông báo và trao đổi nhiều
hơn với nhân vật, để họ nắm được về nội dung mà đội ngũ sản xuất muốn khai
thác. Khác với các thể loại báo chí khác, khi làm một phóng sự chân dung trên
truyền hình, nhân vật nhất định phải hợp tác với người thực hiện (phóng viên,
quay phim). Việc trao đổi, thông báo trước với nhân vật là nguyên tắc và trong
quá trình tiến hành ghi hình, phỏng vấn sự hợp tác của nhân vật cũng là yếu tố
quan trọng dẫn đến sự thành công của phóng sự.
- Đừng nhảy vào phỏng vấn ngay lập tức. Hãy cho họ thời
gian suy ngẫm và khi đã được mời, bạn hãy thu xếp để gặp mặt và phỏng vấn họ.
Thời gian và địa điểm ghi hình và phỏng vấn luôn phải được sắp xếp một cách hợp
lí và chuẩn xác để tránh lãng phí của tất cả những người liên quan. Những nhân
vật xuất hiện trong phóng sự nhiều khi chưa có kinh nghiệm lên hình nên họ sễ
lúng túng, vậy thì công tác biên tập và thư kí biên tập chính là phải thể hiện
sự chuyên nghiệp, trao đổi như thế nào để nhân vật hiểu và chuẩn bị tốt nhất
cho buổi ghi hình.
- Kiểm nhiều lần về
tính chính xác về tất cả các thông tin về tiểu sử cá nhân của đối tượng, công
ty, tổ chức hoặc gia đình của họ. Báo chí có nguyên tắc lớn nhất là phải đảm bảo
tính chân thực, khách quan, cho nên bước xác minh thông tin là vô cùng quan trọng.
Trong các chương trình thực hiện các phóng sự chân dung của V.U.A, người biên tập
sẽ trực tiếp đi khảo sát nhân vật và thu thập những thông tin quan trọng.
- Hỏi tất cả những người có liên quan để biết thêm về
nhân vật, về sự đánh giá, nhận xét về họ và dẫn lời những người này trong bài
chân dung để làm bài phóng sự sinh động
và có những quan điểm đa dạng về nhân vật chính và công việc của họ. Vậy nên trong các
phóng sự chân dung thuộc chương trình Muôn màu cuộc sống, sẽ luôn xuất hiện những
chia sẻ từ chính những người thân xung quanh nhân vật để tăng tính khách quan
và chân thực của chương trình.
Nguyễn Thoa
Biên tập
0 nhận xét:
Đăng nhận xét